CÚM MÙA – CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ CHĂM SÓC

Đăng bởi Anh Nguyễn

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp do virus cúm gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa đông xuân, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ em, người già và người có hệ miễn dịch yếu. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về cách phòng tránh và chăm sóc khi bị cúm mùa để bạn bảo vệ bản thân và gia đình. 

cum-mua-cach-phong-tranh-va-cham-soc-youth-pharma

1. Dấu hiệu của cúm mùa

Youth Pharma gợi ý cho bạn một số dấu cảnh báo bạn đang mắc bệnh cảm cúm: 

  • Sốt cao: Thường trên 38°C, có thể kèm theo rét run, có thể lên đến 39°C – 40°C. Là dấu hiệu dễ dàng nhận biết của cúm mùa. Sốt cao, có thể kèm theo rét run, vã mồ hôi, ớn lạnh, thường kéo dài 3-5 ngày, có thể kéo dài đến 7 ngày hoặc hơn. 
  • Ho: Ho khan hoặc ho có đờm kéo dài liên tục gây ra cảm giác khó chịu cho cổ họng, ảnh hưởng nhiều đến giọng nói, thanh quản. 
  • Đau họng: Khó chịu, rát, có thể kèm theo ho khan.
  • Sổ mũi: Nghẹt mũi, chảy nước mũi là triệu chứng thường thấy của bệnh cúm, giúp người bệnh có thể nhận ra ngay là bệnh cúm, tuy nhiên thì triệu chứng này thường bị nhầm lẫn là cảm lạnh. 
  • Đau cơ: Nhức mỏi cơ bắp, đặc biệt ở tay chân.
  • Mệt mỏi: Cơ thể suy nhược, thiếu hụt năng lượng.
  • Giảm thèm ăn: Mất đi cảm giác ngon miệng.

cum-mua-cach-phong-tranh-va-cham-soc-youth-pharma

Các trường hợp bệnh cúm hay cảm lạnh đều quá quen thuộc với chúng ta. Bạn nên nghỉ ngơi và sử dụng thêm thực phẩm bổ trợ. Bạn có thể sử dụng dung dịch xịt mũi Marinos để vệ sinh mũi để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Cổ họng có tình trạng đau rát thì bạn nên sử dụng Helixcol để giảm tình trạng. Bạn có thể sử dụng thêm siro ho Hedera Syrup để giảm tình trạng ho khan. Bạn có thể tìm hiểu sản phẩm tại đây

2. Cách phòng tránh cúm mùa

Cảm cúm mùa (cảm lạnh) gây ra nhiều cản trở trong cuộc sống hằng ngày cho bạn. Các triệu chứng của bệnh gây sự khó chịu. Mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của cơ thể. Youth Pharma gợi ý cho bạn một số cách phòng tránh bệnh cúm mùa:  

  • Tiêm vắc-xin cúm: Đây là biện pháp phòng ngừa cúm mùa hiệu quả nhất. Vắc-xin cúm giúp cơ thể tạo miễn dịch chống lại các chủng virus cúm phổ biến trong mùa. Nên tiêm vắc-xin cúm hàng năm, đặc biệt là đối với trẻ em, người già và người có bệnh lý nền.
  • Rửa tay thường xuyên: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi để tránh lây lan virus cúm qua đường hô hấp. Tránh lây lan bệnh cúm cho người khác, bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh. 
  • Tránh tiếp xúc gần với người bệnh: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị cúm để tránh lây nhiễm. Nếu phải tiếp xúc, nên đeo khẩu trang y tế để giao tiếp cơ bản, tránh vi khuẩn gây hại đến sức khỏe. 
  • Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc quần áo ấm, đội mũ, đeo khẩu trang khi ra ngoài trời lạnh. Tránh những làn gió độc, gây ra bệnh cúm cho cơ thể. 
  • Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Vệ sinh môi trường sống: Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng cá nhân thường xuyên để hạn chế sự phát triển của virus cúm. Giữ cho môi trường xung quanh được sạch sẽ, diệt khuẩn thường xuyên cho các nơi trong nhà có nhiều vi khuẩn như nhà vệ sinh, phòng ngủ, bếp để tránh cho vi khuẩn tiếp xúc cơ thể. 

3. Chăm Sóc Khi Bị Cúm Mùa

Nghỉ ngơi đầy đủ: Cần nghỉ ngơi tại nhà để cơ thể có thời gian phục hồi. Cơ thể cần thời gian để các kháng thể trong cơ thể chống lại virus, vì thế trong suốt thời gian bị bệnh cúm, cần nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể hồi phục nhanh chóng, người bệnh cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn. 

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc súp để bù nước và điện giải cho cơ thể. Việc uống đủ và nhiều nước, giúp cơ thể đảm bảo được lượng nước cần thiết cho cơ thể và uống nhiều nước có thể giảm cúm cho người bệnh rất hiệu quả và cần được áp dụng. 

Hạ sốt: Dùng thuốc hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ nếu bị sốt cao. Người bệnh nếu có triệu chứng sốt quá cao thì có thể sử dụng các biện pháp giảm sốt, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ để sử dụng thuốc đúng cách mà không gây hại cho cơ thể. 

Giảm nghẹt mũi: Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh, làm sạch mũi. Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch vệ sinh mũi Marinos để làm loãng chất nhầy và lấy đi chất bẩn trong khoang mũi. Marinos sẽ hỗ trợ giúp duy trì độ ẩm cho niêm mạc và giúp thông thoáng mũi.

Giảm ho: Dùng siro ho Hedera Syrup hoặc viên ngậm ho Helixcol để giảm cơn ho và làm dịu cổ họng. 

Bổ sung dinh dưỡng: Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng. Bạn nên ăn những đồ ăn ít dầu mỡ, cay nóng để hạn chế tình trạng khó chịu cho bụng. Thay vào đó bạn nên ăn cháo, canh, hấp sẽ giúp dễ tiêu. 

Theo dõi tình trạng bệnh: Theo dõi tình trạng bệnh và đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu bất thường như sốt cao kéo dài, khó thở, đau tức ngực.

Trên đây, Youth Pharma cũng đã thông tin cho các bạn về dấu hiệu của cúm mùa và cách phòng tránh cũng như chăm sóc bệnh cúm một cách hiệu quả. Giúp nâng cao tinh thần phòng chống bệnh, nhận biết và chăm sóc bệnh cúm nhanh chóng, kịp thời. 

cum-mua-cach-phong-tranh-va-cham-soc-youth-pharma

Bạn nên sở hữu combo bảo vệ hô hấp từ Youth Pharma để bảo vệ gia đình và bản thân phòng ngừa bệnh cúm mùa. Combo sản phẩm bạn có thể mua tại nhà thuốc trên toàn quốc và sàn thương mại điện tử của Youth Pharma.