GỢI Ý CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CẢM CÚM

Đăng bởi Anh Nguyễn

Bệnh cảm cúm trở thành một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi, bệnh còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh cảm cúm hiệu quả. Hãy Youth Pharm tìm hiểu bài viết này bên dưới.

Hiểu Rõ Hơn Về Bệnh Cúm

Cảm cúm là bệnh lý về hô hấp do Influenza virus hay còn gọi là virus cúm gây ra. Bệnh sẽ phát triển mạnh khi virus cúm lây nhiễm và tấn công vào hệ hô hấp đường mũi, cổ họng, các ống phế quản và phổi. Bệnh cảm cúm mỗi năm ở nước ta ghi nhận có khoảng 1,8 triệu người bị. Cảm cúm được chia ra 4 loại khác nhau như: 

  • Cúm A: hay gọi là cúm mùa. Các đại dịch như H5N1, H3N2, H1N1 đều do virus cúm A gây nên. Virus loại cúm A thường xuyên thay đổi tạo nhiều biến chủng mới.  
  • Cúm B: được chia thành hai dòng là B/Yamagata và B/Victoria. Cúm B được biết loại dạng cúm dễ gây bệnh. Loại này chỉ lây nhiễm từ người sang người và có khả năng lây lan rất mạnh
  • Cúm C: loại này ít gặp và ít nguy hiểm hơn. Loại này cũng không có các triệu chứng của bệnh cúm thường gặp.
  • Cúm D: chủng loại này sẽ gây ra trên gia súc và chưa được xác định gây bệnh ở người.

Loại cúm A, B sẽ thường gặp nhiều nhất ở người bệnh. Các triệu chứng lâm sàng như: đau họng, sổ mũi, hắt hơi, sốt cao, cảm giác ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, đau nhức cơ bắp, mệt mỏi toàn thân, buồn nôn, tiêu chảy. Thời gian biểu hiện rõ nhất các triệu chứng là trong khoảng 2 đến 5 ngày. 

Phòng Ngừa Bệnh Cảm Cúm

Bệnh cảm cúm có khả năng lây nhiễm virus rất cao trong cộng đồng và có nguy cơ gây nên đại dịch. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người chủ động phòng tránh, để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Bệnh sẽ lây qua do ho, hắt xì của người bệnh và sử dụng vật dụng chung. 

Bệnh cúm có thể bùng phát bất kỳ tháng nào trong mùa đông và xuân. Đặc biệt, mọi người lưu ý vào các tháng 3, tháng 4 và tháng 10, tháng 11. Youth Pharma, sẽ gợi ý cho bạn 4 biện pháp phòng ngừa cảm cúm:  

1. Vệ Sinh Cá Nhân:

– Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng với xà phòng. Đặc biệt sau khi ho hoặc hắt hơi và sau khi sử dụng toilet hoặc trước khi ăn.

– Sử dụng nước rửa tay chứa cồn khi không có xà phòng và nước.

– Mang theo dung dịch cồn rửa tay khô khi đi ra ngoài đường

2. Tiêm Vaccine Cúm:

– Tiêm vacxin cúm hàng năm là cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Giúp giảm rủi ro mắc bệnh và giảm nghiêm trọng của bệnh nếu mắc phải.

3. Tránh Tiếp Xúc Gần:

– Giữ khoảng cách với người bệnh. Hạn chế tiếp xúc gần với người có triệu chứng cảm cúm.

– Nên mang theo các  

– Đeo khẩu trang và tránh lại gần mọi người khi phát hiện mình có triệu chứng bệnh. 

4. Duy Trì Lối Sống Lành Mạnh:

– Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn uống cân đối, tập luyện đều đặn, ngủ đủ giấc và tránh stress.

– Bổ sung các vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

– Chế độ ăn nên đa dạng có nhiều rau xanh và trái cây

Điều Trị Bệnh Cảm Cúm

  • Nghỉ Ngơi: Cơ thể cần nhiều năng lượng để chống lại virus. Do đó, việc nghỉ ngơi hoàn toàn khi mắc bệnh là cực kỳ quan trọng.
  • Uống Nhiều Nước: Duy trì cơ thể luôn được hydrat hóa giúp phục hồi nhanh chóng hơn.
  • Dùng Thuốc Theo Tư Vấn Bác Sĩ: Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ. Bạn nên gặp bác sĩ để được khám và kê đơn thuốc phù hợp theo tình trạng.
  • Thực Phẩm Hỗ Trợ: Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C và các loại rau xanh. Để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
  • Sử Dụng Các Biện Pháp Hỗ Trợ Khác: Dùng máy tạo độ ẩm, thảo mộc hoặc tinh dầu để giảm triệu chứng khô cổ họng và nghẹt mũi.

Bệnh cảm cúm tuy không quá nguy hiểm nhưng có khả năng gây ra những bất tiện và rủi ro nhất định cho sức khỏe nếu không được quản lý đúng cách. Phòng ngừa luôn là chìa khóa quan trọng nhất. Bằng cách áp dụng những biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, mỗi người có thể bảo vệ bản thân và người xung quanh. Luôn nhớ rằng sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi người và việc chăm sóc sức khỏe cần được ưu tiên hàng đầu.