LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI NGHẸT MŨI HIỆU QUẢ?

Đăng bởi Anh Nguyễn

Nghẹt mũi là một triệu chứng phổ biến gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: cảm lạnh, dị ứng, viêm xoang hoặc do các yếu tố môi trường như bụi bẩn, khói thuốc lá,… Bài viết này, Youth Pharma sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về nghẹt mũi, bao gồm: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa.

1. Nguyên nhân gây nghẹt mũi

Nghẹt mũi là một triệu chứng thường gặp và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Từ những nguyên nhân thông thường là cảm lạnh đến các yếu tố phức tạp hơn chẳng hạn dị ứng hoặc viêm xoang. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây nghẹt mũi sẽ giúp chúng ta có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây, là một số nguyên nhân gây nghẹt mũi: 

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm xoang,… là những nguyên nhân phổ biến nhất gây nghẹt mũi. Khi bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều chất nhầy hơn để chống lại vi khuẩn và virus, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi.
  • Dị ứng: Dị ứng bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,… cũng có thể gây ra nghẹt mũi. Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamin, dẫn đến sưng tấy và tắc nghẽn đường thở.
  • Chuyển động đột ngột: Đi máy bay, tàu xe hoặc thang máy có thể gây ra sự thay đổi áp suất đột ngột, dẫn đến nghẹt mũi tạm thời.
  • Khí hậu khô hanh: Không khí khô hanh có thể khiến niêm mạc mũi bị khô và kích ứng, dẫn đến nghẹt mũi.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm huyết áp và thuốc chống trầm cảm, có thể gây ra tác dụng phụ là nghẹt mũi.
  • Căng thẳng: Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng nghẹt mũi.

2. Triệu chứng của nghẹt mũi

Triệu chứng này có thể gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là các triệu chứng chính của nghẹt mũi:

  • Khó thở bằng mũi
  • Chảy nước mũi
  • Nghẹt mũi một hoặc cả hai bên
  • Ngáy
  • Giảm khứu giác
  • Đau nhức xoang
  • Mệt mỏi

Với những triệu chứng nêu trên, bạn có thể dễ dàng nhận biết được dấu hiệu mà nghẹt mũi mang lại. Việc nhận biết sớm các triệu chứng sẽ giúp bạn có cho mình những phương pháp điều trị thích hợp, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bạn cũng nên để các dung dịch xịt mũi Marinos hay nước muối sinh lý tại nhà để hỗ trợ vệ sinh khoang mũi. 

3. Cách điều trị nghẹt mũi

Có rất nhiều cách để điều trị nghẹt mũi hiệu quả mà bạn có thể chưa hiểu rõ hết, dưới đây là một số cách để điều trị cũng như làm giảm tình trạng nghẹt mũi: 

  • Sử dụng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và thông tắc nghẹt mũi. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý bằng cách nhỏ trực tiếp vào mũi hoặc xịt mũi bằng bình xịt.
  • Chườm ấm: Chườm ấm bằng khăn ấm hoặc túi chườm nóng lên vùng mũi có thể giúp giảm đau và làm giãn các mạch máu trong mũi, giúp giảm nghẹt mũi.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải độc tố và làm loãng chất nhầy trong mũi, giúp giảm nghẹt mũi.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Máy tạo độ ẩm giúp tăng độ ẩm trong không khí, giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và giảm nghẹt mũi.
  • Sử dụng dung dịch xịt mũi Marinos: Hỗ trợ bạn làm sạch, thông khoang mũi giúp giảm tình trạng nghẹt mũi. Sản phẩm còn làm loãng các chất nhầy bên trong khoang mũi giúp cho việc hít thở dễ dàng hơn.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn chống lại bệnh tật tốt hơn.
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng: Nếu bạn bị nghẹt mũi do dị ứng, hãy tránh các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,…
  • Xông mũi: Bạn có thể xông mũi với các viên xông mũi bán tại nhà thuốc. Hay các loại thảo dược thiên nhiên như: gừng, khuynh diệp,…

Trên đây là một số cách để bảo vệ đường hô hấp bạn có thể áp dụng để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghẹt mũi khó chịu và lấy lại sự thông thoáng cho đường hô hấp.

4. Phòng ngừa nghẹt mũi

cum-mua-cach-phong-tranh-va-cham-soc-youth-pharma

Việc phòng ngừa nghẹt mũi hiệu quả giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghẹt mũi thường xuyên và kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh như sau: 

  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và nấm mốc.
  • Sử dụng máy lọc không khí để làm sạch không khí trong nhà.
  • Giữ độ ẩm trong nhà ở mức vừa phải.
  • Tránh hút thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu bia.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Chuẩn bị dung dịch xịt mũi Marinos trong hộp thuốc gia đình

Với những cách nêu trên, bạn có thể phòng ngừa nghẹt mũi hiệu quả cho bản thân cũng như gia đình và người thân của mình. Hy vọng với những hiểu biết về cách để phòng ngừa giúp bạn có thể tránh được căn bệnh từ đường hô hấp. Bạn cũng nên tập thói quen vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hay dung dịch xịt mũi khi đi từ ngoài đường. Dung dịch xịt mũi Marinos sẽ có các hoạt chất chiết xuất từ các tinh dầu giúp bạn bảo vệ khoang mũi khỏi các tác nhân gây bệnh và làm thông thoáng mũi. Bạn có thể tìm kiếm mua sản phẩm tại các nhà thuốc hay sàn thương maị điện tử Dược Phẩm Youth Pharma.

5. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài hơn 1 tuần hoặc kèm theo các triệu chứng như: sốt cao, đau nhức cơ thể, khó thở,… hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn đã áp dụng các biện pháp tự điều trị tại nhà nhưng không hiệu quả bạn cũng nên thăm khám để được tư vấn và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, nghẹt mũi do các nguyên nhân khác như: u bướu hoặc biến dạng xoang,.. bạn cần được điều trị y tế chuyên khoa.

Nghẹt mũi là một triệu chứng phổ biến và thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nó có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bạn có thể áp dụng các biện pháp tự điều trị tại nhà để giảm nghẹt mũi. Nếu các biện pháp này không hiệu quả hoặc bạn có các triệu chứng nghiêm trọng, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chủ Đề