THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM Ở DÂN VĂN PHÒNG: BÍ QUYẾT NGĂN NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ LỖI NGỒI SAI CÁCH

Đăng bởi Anh Nguyễn

Thoát vị đĩa đệm đang trở thành nỗi ám ảnh đối với dân văn phòng do tính chất công việc phải ngồi nhiều. Ngồi sai tư thế trong thời gian dài là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa cột sống, đĩa đệm bị chèn ép và thoát vị. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những bí quyết toàn diện để ngăn ngừa và điều trị thoát vị đĩa đệm ở dân văn phòng, tập trung vào việc khắc phục lỗi ngồi sai cách.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệmlà tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường giữa các đốt sống, chèn ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống, gây ra các triệu chứng đau nhức, tê bì, yếu liệt.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ở dân văn phòng chủ yếu là do ngồi sai tư thế tư thế sai là: ngồi khom lưng, gù vai, vắt chéo chân hoặc sử dụng ghế không phù hợp trong thời gian dài. Việc ngồi lâu một chỗ khiến cơ bắp yếu đi, giảm khả năng hỗ trợ cột sống, tạo áp lực lên đĩa đệm. Bên cạnh đó, mang vác vật nặng không đúng kỹ thuật có thể gây tổn thương cột sống và dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Tuổi tác, béo phì, hút thuốc lá, v.v. cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.

Đau nhức ở vùng lưng dưới, lan xuống mông, chân, có thể kèm theo tê bì, ngứa ran là triệu chứng thường thấy của thoát vị đĩa đệm. Yếu cơ ở chân, đi lại khó khăn, vấp ngã thường xuyên hoặc trong trường hợp nặng, thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang và ruột, gây ra tình trạng bí tiểu, tiểu són, táo bón, tiêu chảy.

2. Bí quyết ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm ở dân văn phòng

Điều chỉnh tư thế ngồi

Để ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả bạn nên bắt đầu bằng cách điều chỉnh tư thế ngồi ngay bây giờ. Tư thế ngồi ảnh hưởng trực tiếp đến các xương của bạn và nếu ngồi sai cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ xương. Dưới đây, là một số cách ngồi đúng bạn nên áp dụng:

  • Giữ lưng thẳng: Khi ngồi, hãy giữ lưng thẳng, vai thả lỏng, hai chân đặt phẳng trên sàn.
  • Sử dụng ghế có hỗ trợ tốt cho phần lưng dưới: Chọn ghế có phần tựa lưng cong ôm sát vào phần lưng dưới, giúp hỗ trợ cột sống.
  • Điều chỉnh độ cao ghế và màn hình: Điều chỉnh độ cao ghế và màn hình để mắt ngang tầm màn hình, tránh cúi hoặc ngẩng đầu khi nhìn màn hình.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế: Đứng dậy vận động ít nhất 5 phút mỗi giờ để tránh ngồi một chỗ quá lâu.

Trên đây, là một số cách ngồi giúp bạn hiểu rõ hơn như thế nào là ngồi đúng cách để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp. 

Tập thể dục thường xuyên

5-phuong-phap-tang-cuong-suc-khoe-he-tieu-hoa-youth-pharma

Có thể thấy, việc tập thể dùng thường xuyên giúp bạn ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, xương khớp hiệu quả. Mà đây còn là một thói quen tốt cho sức khỏe nếu bạn rèn luyện cho bản thân một bài tập ưa thích và bắt đầu tìm hiểu làm quen nó. Với những bài tập sau:

  • Tập các bài tập tốt cho cột sống: Yoga, bơi lội, đi bộ là những bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện tính linh hoạt của cột sống và giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp: Tập các bài tập cho cơ bụng, cơ lưng và cơ hông giúp hỗ trợ cột sống và giảm áp lực lên đĩa đệm.

Hãy chọn cho bản thân một bài tập ưa thích để tập thường xuyên và không ngừng rèn luyện sức khỏe thật tốt.

Duy trì cân nặng hợp lý

thoat-vi-dia-dem-o-dan-van-phong-bi-quyet-ngan-ngua-va-dieu-tri-loi-ngoi-sai-cach

Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên cột sống do đó việc duy trì cân nặng hợp lý là rất quan trọng để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm. Duy trì cân nặng còn giúp bạn tránh xa những căn bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch, máu nhiễm mỡ,… Với cân nặng phù hợp với cơ thể giúp bạn dễ dàng hoạt động, vận động thân thể với một sức khỏe tốt. 

Bỏ hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến cột sống, ảnh hưởng đến quá trình nuôi dưỡng đĩa đệm và làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Nicotine trong thuốc lá có tác dụng co mạch, làm hẹp các động mạch và mao mạch, hạn chế lưu lượng máu đến các cơ quan, bao gồm cả cột sống. Các hóa chất độc hại khác trong khói thuốc lá làm hỏng lớp lót của các động mạch, dẫn đến sự tích tụ mảng bám và xơ vữa động mạch, khiến máu lưu thông khó khăn hơn.

Kỹ thuật mang vác vật nặng

Mang vác vật nặng là một hoạt động phổ biến trong đời sống hàng ngày nhưng nếu không thực hiện đúng kỹ thuật có thể dẫn đến nguy cơ chấn thương, đặc biệt là ở vùng lưng. Khi mang vác vật nặng, hãy sử dụng cơ chân và cơ bụng để nâng vật, tránh dùng lưng. Giữ vật nặng gần cơ thể, không nên vặn người hoặc cúi người khi mang.

3. Điều trị thoát vị đĩa đệm do ngồi sai cách

Điều trị bảo tồn bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ để giảm triệu chứng đau nhức. Bạn có thể áp dụng vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện tính linh hoạt của cột sống và giảm đau. Đai hỗ trợ cột sống giúp cố định cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm và giảm đau.

Điều trị can thiệp bằng cách kéo giãn cột sống giúp tạo khoảng trống giữa các đốt sống, giảm chèn ép lên đĩa đệm và giảm đau. Ngoài ra, phẫu thuật chỉ được áp dụng trong trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng hoặc điều trị bảo tồn không hiệu quả.

Youth Pharma chỉ gợi ý bạn các cách để điều trị. Trong trường hợp bạn gặp phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm bạn nên điều trị khi có sự chẩn đoán của bác sĩ chuyên điều trị hoặc tư vấn từ người có chuyên môn. 

Dân văn phòng nên lắng nghe cơ thể nhiều hơn, khi cảm thấy đau nhức, hãy đứng dậy vận động hoặc thay đổi tư thế. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như: bàn đứng, ghế công thái học, gối kê cổ, v.v. để cải thiện tư thế ngồi. Bạn cũng nên tham gia các lớp học về yoga, Pilates hoặc các lớp học về tư thế ngồi đúng cách để có thói quen ngồi tốt.

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, việc ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm là rất quan trọng. Hãy áp dụng những bí quyết trên để bảo vệ sức khỏe cột sống và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Theo dõi Youth Pharma để biết thêm nhiều thông tin về sức khỏe bổ ích. Bạn có thể xem thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe tại sàn thương mại điện tử Youth Pharma.